Saturday, July 3, 2010

Nhận Định Về Việc CSVN Qua Vụ Bắt Cóc 14-6-2010


Nguyễn Thu Trâm

Khoảng 7:00-7:30 tối (PM) ngày 14 tháng 06 năm 2010, anh chị em dân chủ khối 8406 chúng tôi gặp gỡ nhau tại quán Bích Vân ở địa chỉ 428 Nguyễn Kiệm, F3, Q Phú Nhuận đối diện nhà anh Đỗ Nam Hải, số 441 Nguyễn Kiệm – P.9 – Q.Phú Nhuận – Sài Gòn. Chúng tôi 6 người có tên như sau:

Tôi: Nguyễn Thu Trâm, Anh: Đỗ Nam Hải, Ms. Phạm Ngọc Thạch, Ms. Nguyễn Trung Tôn, Chị: Hồ Thị Bích Khương và Sinh viên Lê Viết Thắng.
Lâu ngày gặp nhau chúng tôi chỉ thăm hỏi khích lệ nhau. Câu chuyện mà chúng tôi trao đổi với nhau thì thật là vô thưởng vô phạt. Lúc đó với kinh nghiệm đấu tranh lâu năm với bạo quyền Ăn Cướp, chúng tôi phát hiện một toán người theo dõi chúng tôi. Thật ra, nhà anh Đỗ Nam Hải lúc nào cũng được bọn An Ninh vẹm chiếu cố. Khoảng 10:30 tối (PM) chúng tôi từ biệt anh Đỗ Nam Hải.

Chúng tôi dùng tất cả các số điện thoại của mình để gọi taxi nhưng không một số điện thoại nào liên lạc được. Do đó, chúng tôi đi bộ ra đầu đường. Ngạc nhiên thay, trời đang mưa rất to mà đầu đường lại có sẵn hai chiếc taxi như là để dành riêng cho chúng tôi leo vào mà thôi. Mục sư Phạm Ngọc Thạch đi xe honda nên anh chạy một mình. Ngay lúc đó, tôi phát hiện một số người bám theo mục sư Thạch. Về phần chúng tôi 4 người (tôi, Nguyễn Thu Trâm, mục sư Tôn, chị Bích Khương và sinh viên Thắng) bị một số người còn lại mặc đồ dân sự bắt xe taxi phải đi theo họ. Ngồi trong xe taxi, chúng tôi gọi điện thoại thông báo cho anh Đỗ Nam Hải và các bạn bè. Bọn người này ép tài xế taxi đưa chúng tôi đến trụ sở Công An Giao Thông nằm trên đường Hoàng Văn Thụ thuộc quận Phú Nhuận. Tại đây, họ ra lệnh cho xe taxi đi và giữ chúng tôi lại. Thì ra: Bọn Cướp BẮT CÓC chúng tôi đưa về Sào Huyệt!

Dù bị bắt cóc như thế, chúng tôi vẫn hết sức bình thản, lại còn cùng nhau hát vang một bài thánh ca để ca ngợi Chúa.

Một tên an ninh mặt mày rất bặm trợn hét lên: “chúng mày câm miệng lại”, rồi xô đẩy bọn tôi lên lầu. Đúng lúc đó cụ Lê Quang Liêm điện thoại hỏi thăm sự tình. Tôi đưa chị Bích Khương nghe thì một tên công an lớn tuổi nhào lại đè đầu táng vào mặt, rồi giằng máy điện thoại trên tay chị. Hắn lên lớp với bọn CA: “Tụi bây đang ở đây mà cho chúng nó nghe điện thoại hả?”.

Chúng tôi la toáng lên: “Tại sao các anh lại bắt chúng tôi về đây?”.

Tên cướp điện thoại của chị Bích Khương nói: “Tại chúng mày dám đến gặp Đỗ Nam Hải, một thằng đang bị khởi tố”.

Họ đưa mục sư Tôn qua một phòng riêng. Tôi nghe Mục sư la lớn “Các anh làm việc kiểu gì mất lịch sự thế, tại sao đòi đánh tôi?”. Rồi mục sư Tôn chạy lại chỗ chị Bích Khương và tôi. Cùng lúc ấy họ bắt đầu kiểm tra chứng minh nhân dân và lục xét tất cả giỏ xách, tên công an lúc nãy đánh chị Bích Khương bây giờ mới vỡ lẽ: “À, thì ra đây là cô Nguyễn Thu Trâm với cô Bích Khương đây mà”.

Họ đưa tôi và mục sư Tôn mỗi người vào một phòng làm việc riêng. Trong khi thẩm vấn tôi, họ phỉ báng Đức Chúa Trời và đem đời sống riêng tư cá nhân của từng người ra nhục mạ. Dưới đây là cuộc đối đáp của tôi (Thu Trâm) với bọn An Ninh:

An Ninh: “Cô quen với Đỗ Nam Hải lâu chưa và có những hoạt động như thế nào?”.

Thu Trâm: “Tôi quen anh Hải như thế nào thì các ông đã biết rất rõ, còn hỏi làm gì? Còn hoạt động như thế nào, tại sao tôi lại phải nói cho các ông?”.

An Ninh: “Các chị đã nói gì với nhau trong quán ăn?”.

Thu Trâm: “Các ông ngồi đấy mà không nghe được à?”.

An Ninh: “Không, tôi muốn nghe chính miệng chị nói ra.”

Thu Trâm: “Thì tôi nói rồi đó, các ông điếc hay sao mà không nghe?”

An Ninh: “Chị có biết Đỗ Nam Hải là con nhà cách mạng không?”

Thu Trâm: “Chúng tôi quá hiểu rõ anh Đỗ Nam Hải, ông có cần tôi nói thêm không?”

An Ninh: “Tôi nói cho chị biết Đỗ Nam Hải là người của chúng tôi.”

TT: “Ông nói chuyện với tôi có quá nhiều sơ hở rồi đó. Nếu anh Hải là người của các ông sao các ông lại cô lập? Chứ không phải các ông sợ anh Đỗ Nam Hải à?”

An Ninh: “Chúng tôi làm gì mà phải sợ, chẳng qua là chưa muốn bắt.”

Thu Trâm: “Tôi không nói các ông không bắt anh Hải là vì sợ. Mà các ông sợ anh Hải nên bao vây. Các ông sợ bạn bè tiếp cận anh Hải để được chuyển đạt ý tưởng, nên cô lập anh ấy.”

An Ninh: “Tôi e là các cô đã tin tưởng lầm người.”

Thu Trâm: “Lầm hay không chẳng liên quan gì đến các ông. Các ông gây chia rẽ hả chắc là phải lựa đối tượng khác đi, chứ tôi là quá rành các ông rồi.”

An Ninh: “Không, tôi nói cô lầm thần tượng rồi. Đỗ Nam Hải cặp bồ với bà Tân, vợ ông Hải Điếu Cầy.”

Thu Trâm: “Chuyện đó là cá nhân của mỗi con người, chẳng có liên quan gì đến chuyện các ông bắt cóc chúng tôi đến đây. Nếu có chuyện đó thì cũng là lẽ thường tình của con người trong cuộc sống thôi.”

An Ninh: “Cô quên Đỗ Nam Hải đã từng viết thư đầu hàng à.”

Thu Trâm: “Ông có biết thế nào là Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ không ?”

An Ninh : “Không biết.”

Thu Trâm: “Tức cười quá! Các ông quá ngốc! Chúng tôi hoàn toàn thông cảm cho anh Đỗ Nam Hải: với cha mẹ anh là người có Hiếu, với bạn bè anh là người quan tâm, với Tổ Quốc anh là người có trách nhiệm, như thế cũng đủ để chúng tôi quan tâm quý trọng anh ấy.”

An Ninh: “Đỗ Nam Hải một tên hèn mà được các cô quan tâm nghĩ cũng lạ.”

Thu Trâm: “Tôi chưa đọc được bài viết nào nhận định anh Hải hèn cả mà tôi được xem “Hồi Ký Của Một Thằng Hèn” của tác giả Tô Hải viết về cái hèn của lãnh đạo đảng cộng sản à. Và thằng hèn mà tôi từng thấy là các ông.”

An Ninh: “Chúng tôi mà hèn ư?”

Thu Trâm: “Cái hèn thứ nhất, các ông chuyên đàn áp nhân dân; cái hèn thứ hai, không dám nêu tên thật trong lúc làm việc; cái hèn thứ ba là nhiều thủ đoạn, gây chia rẽ không thành thì các ông quay qua nói xấu người khác. Tôi tội nghiệp cho các ông, đi thần tượng Hồ Chí Minh, một kẻ có tội với dân tộc, còn Trường Chinh thì bất hiếu với cha mẹ.”

Thu Trâm vừa nói xong, hắn liền chửi những lời hết sức thô tục: “Con đĩ, ĐM mày...”. Mục sư Tôn nghe hắn chửi tôi liền chạy ra xem. Tôi nói: “Không làm việc gì với các ông nữa”. Mục sư Tôn, chị Bích Khương, sinh viên Thắng cùng tôi bỏ đi lên lầu tìm chỗ ngủ.

Khoảng 3:30 sáng ngày 15/6/2010, bọn An Ninh lên bảo chúng tôi đi về mà không giao trả tài sản và chứng minh thư lại cho chúng tôi. Họ thông báo chúng tôi sáng mai lại đấy làm việc tiếp. Chúng tôi cương quyết không về.

Đến 4:00 sáng cùng ngày, chúng giao trả lại chứng minh thư, điện thoại, yêu cầu chúng tôi ra về và bảo chúng tôi từ nay về sau không được đến gặp anh Đỗ Nam Hải nữa. Chúng tôi yêu cầu họ phải có văn bản cho chúng tôi, văn bản phải có chữ ký của các ông và phải nêu rõ lý do gì không cho chúng tôi thăm gặp anh Đỗ Nam Hải. Nếu các ông không thỏa mãn yêu cầu thì chúng tôi cương quyết không ra về.
Nói rồi, chúng tôi quay lưng lại ngủ. Chúng cứ đứng đó lải nhải làm bọn tôi không ngủ được. Họ lại một lần nữa, cướp đi điện thoại của chúng tôi khi các bạn dân chủ khắp nơi lo lắng gọi phone khích lệ, tìm hiểu sự tình.

Tôi la lên: “ Công an cướp điện thoại của dân!”.

Tên an ninh đáp trả: “Các người muốn cướp chính quyền mà còn ở đây lớn tiếng nói ai ăn cướp?”.
Tôi hét lên: “Chính quyền của các ông à? Chính quyền các ông cướp của người khác mà có. Chính quyền này là của nhân dân. Chẳng có cái gì của các ông cả.”

Chị Bích Khương đói và khát nên yêu cầu họ cho chúng tôi nước uống nhưng họ không cho chúng tôi ăn uống. Đến gần 6 giờ sáng, chúng tôi vừa chợp mắt được tí xíu thì lại bị đánh thức dậy để bị thêm một lần thẩm vấn nữa. Lại thêm bọn công an khác vào tự giới thiệu là công an thành phố ép mục sư Tôn và Thu Trâm lên lầu 3, chị Bích Khương lên lầu 2 thẩm vấn. Sinh viên Lê Viết Thắng họ đưa đi đâu chúng tôi hoàn toàn không rõ. Một lúc sau, tôi nghe chị Bích Khương kêu la đau đớn của người bị đánh đập. Rồi chị Khương chạy lên trên lầu 3 nơi Thu Trâm và mục sư Tôn đang bị thẩm vấn. Bọn man rợ này đánh chị Khương ngay trước mặt Thu Trâm và mục sư Tôn. Bọn côn đồ cưỡng ép mục sư Tôn đi ra chỗ khác. Tên khủng bố tiếp tục đánh chị Bích Khương, dù cho chị ấy nằm dài không còn hơi sức trên nền nhà. Thu Trâm nhào đến can ngăn, che chắn cho chị Khương thì Thu Trâm bị đánh vào bụng, vào đầu và lưng. Một tên lấy gót chân đạp vào lưng Thu Trâm.
 
Thu Trâm hét lớn: “Chị Khương, em mong là bọn họ đánh chị em mình chết đi!”
Anh Nguyễn Ngọc Quang cùng Thu Trâm Đứng bên giường bệnh khi Ms Nguyễn Hồng Quang thăm bệnh Bích Khương

Bọn khủng bố ngạo mạn mỉa mai: “Chúng bay dân chủ mà mong dân chủ chết à?”

Thu Trâm đáp: “Tao không mong chị Khương chết một cách bình thường. Tụi bay mà đánh chị ấy chết thì tao sẽ là người làm chứng tụi bây đánh chị ấy chết. Tụi bay là bọn Sát Nhân, Khủng Bố!”.

Bọn Khủng Bố xúm lại lôi kéo Thu Trâm lê lết trên nền nhà để cách ly Thu Trâm với chị Bích Khương. Tiếp tục thẩm vấn Thu Trâm là những bộ mặt quen có, lạ có. Họ, 4 người thẩm vấn Thu Trâm hỏi đến phong trào đấu tranh. Người an ninh có thẩm quyền làm việc với Thu Trâm hôm ấy giới thiệu tên Nguyễn Cường, không rõ chức vụ gì. Sau khi làm việc với tôi, khoảng 12 giờ trưa ông Cường nói: “Có nhiều việc liên quan nên yêu cầu chị theo chúng tôi về Bộ công an, B34 trên đường Nguyễn Văn Cừ tiếp tục làm việc.”.

Từ phòng cảnh sát giao thông quận Phú Nhuận, Thu Trâm bị áp giải lên chiếc xe 7 chỗ ngồi (xe Van) đưa về Bộ công an, B34. Nơi đây, họ luân phiên làm việc với Thu Trâm. Những người làm việc với Thu Trâm gương mặt còn rất trẻ. Thu Trâm nhận xét những người trẻ nầy đang thực tập hay mới ra trường.

An Ninh : “Động lực nào khiến chị tham gia đấu tranh?”

Thu Trâm : “Theo tôi, các em không có tư cách làm việc với tôi nhưng vì muốn cho các em học hỏi, chị cũng nên nói. Đấu tranh là cần sự tự do thật sự, tự do đi lại, tự do thăm viếng, tự do thông tin, tự do báo chí, tự do trong ấm no hạnh phúc thật sự, chứ không phải cái sự tuyên truyền láo lếu mà đảng và nhà nước lừa bịp dân.”

Tên an ninh trẻ nói: “Bây giờ không phải là giờ làm việc. Chúng tôi muốn chia sẻ thôi. Không việc gì mà chị phải gây hấn đâu.”

An Ninh: “Chị thấy Tạ Phong Tần là người thế nào?”

Thu Trâm: “Vậy các ông thấy thế nào?”

An Ninh: “Chị ta vu khống chúng tôi chụp hình ảnh xấu của chị ta đưa lên mạng.”

Thu Trâm : “Chuyện gì các ông cũng có thể làm. Các ông chỉ cần photoshop là có liền. Nếu chị ấy vu khống các ông thì làm gì các ông để cho chị ấy yên thân.”

An Ninh: “Lâu nay chị có gặp Thượng Tọa Thích Thiện Minh không?”

Thu Trâm : “Luật pháp Việt Nam không cấm thăm hỏi nhau. Sao? Có gì phạm pháp không?”

An Ninh: “Chị đi phát quà cùng Hòa Thượng Không Tánh mấy lần rồi?”

Thu Trâm: “Rất nhiều lần. Sao? Đi làm từ thiện cũng phạm pháp nữa à?”

An Ninh: “Việc tốt chứ sao nhưng ít ra cũng nên thông báo với chính quyền.”

Thu Trâm: “Đi làm từ thiện cũng thông báo chính quyền thì còn gì ý nghĩa nữa.”
02 giờ chiều, bọn họ mua cho Thu Trâm một hộp cơm nhưng không muốn ăn.

Họ hỏi: “Chị căng thẳng không ăn cơm vô à?”

Thu Trâm cười nhạt: “Chẳng có việc gì phải căng thẳng cả”.

Họ nói xóc: “Sao chị không kêu Đức Chúa Trời cứu chị?”
Thu Trâm đáp: “Nếu các người hành hạ tôi thì tôi xin Đức Chúa Trời tha tội cho các người. Tôi không xin Chúa cứu tôi.’’

Tên an ninh trẻ hỏi: “Theo chị, trong số những vị nguyên thủ quốc gia chị thần tượng ai nhất?”

Tôi trả lời không cần suy nghĩ: “Tôi, Thu Trâm rất thần tượng ông Phạm Văn Đồng!!!”

Tên an ninh trẻ: “À, chị thần tượng ông ấy vì bức công hàm gởi cho Trung Quốc chứ gì?”

Thu Trâm phá lên cười: “Thì ra các ông cũng biết chuyện này à! Vậy mà tôi tưởng các ông không biết chứ!”
Lúc đó tiếng ông Cường nói vọng vô: “Hỏi lung tung quá rồi!”

Cả bọn an ninh đang canh giữ tôi im lặng. Ông Cường vào bắt đầu thẩm vấn Thu Trâm tiếp, nói tới nói lui cũng bấy nhiêu chuyện. Sau cùng thì:

Ông Cường: “Chị có thấy hành động gì của phong trào đấu tranh không?”

Thu Trâm: “Các ông muốn biết hành động gì?”

Ông Cường: “Bạo loạn vũ khí chẳng hạn”.

Thu Trâm: “Vũ khí ở đâu chúng tôi có? Hay các ông nói buôn vũ khí? Buôn vũ khí thì chỉ có bọn Mafia thôi!!! Mà tôi nói cho ông nghe Mafia có vũ khí là do nhà cầm quyền bao che cho thì bọn Mafia mới có. Chứ chúng tôi đấu tranh bất bạo động, cuộc đấu tranh bằng lý trí. Nếu nói về vũ lực chúng tôi sao lại các ông. Còn lý trí và lòng nhân ái, các ông không có như chúng tôi đâu.”

Ông Cường: “Không, ý tôi nói là hành động bạo loạn như phe áo đỏ, biểu tình đập phá trụ sở công an.”

Thu Trâm: “Các ông sợ à? Nếu các ông sợ thì để cho đa đảng đi!”

Ông Cường: “Tôi hỏi chị lại một lần nữa, chị phải trả lời câu hỏi của tôi.”.

Thu Trâm: “Nếu các ông lo sợ thì các ông phải bảo vệ nhân dân. Các ông phải có biện pháp đánh đuổi Trung Quốc. Các ông phải để cho đa đảng. Chuyện này sớm muộn sẽ xảy ra.”

Ông Cường: “Buổi làm việc tới đây kết thúc. Cho chị về hay không còn tùy thuộc vào cấp trên của tôi.”
Nói rồi ông Cường đi ra. Khoảng 3 tiếng đồng hồ sau đó, ông ta quay trở vô yêu cầu Thu Trâm đi về. Thu Trâm nhất quyết không chịu về. Ông ấy ra lệnh cho những an ninh trẻ nắm tay lôi Thu Trâm ra khỏi cửa. Lúc bấy giờ là 9:20 tối ngày 15/06/2010. Thu Trâm kiểm tra lại danh bạ điện thoại thì tất cả đã bị xóa sạch.

Nhận định của Thu Trâm về cộng sản: Hèn, Khiếp Nhược, Tàn Ác.
+ Hèn, Khiếp Nhược:
1- Không dám công khai trước công luận, trước mặt trời chân lý.
2- Không dám Bản Lai Diện Mục nhận thức Sự Thật ( ACCEPT THE TRUTH), Bản Chất (THE NATURE) Của Vấn Đề ( OF THE MATTERS) Để Tiếp Nhận Tính Chất Tốt Đẹp Của Tình Người (TO TAKE THE GOOD NATURE OF OUR HUMAN LOVE).
3- Vì Sợ: Mất quyền thế, không được nể nang tôn tôn trọng, trật đường rầy lý thuyết tiến hoá (Darwinism[1]); cột trụ chống đỡ cho lý thuyết CS (Marxism, Communism, Leninism, Stalinism, Maoism,...[2]) nên cứ loay hoay định hướng...định hướng...nhai đi nhai lại cái mà Marx Rặn Ra, khi Marx...ngồi bẹp ở xó xỉnh...cả một đời Chi Hồ Gỉa Gĩa...Vô Tích Sự
+ Tàn Ác:
1- Với dân: Tất nhiên rồi, không nói nữa: Giết tu sĩ, giam cầm giáo dân, nhà tù nhỏ, nhà tù lớn, cướp đất nhà dân, nhà thờ, nhà chùa, đình, miếu,…
Có đâu cướp bóc làm giầu
Có đâu thảm sát như loài Cộng Nô.
2- Với Chính Bản Thân: Có thân nhân như Cha mẹ, anh em, thân bằng, quyến thuộc bà con bên nội hoặc bên ngoại và ngay cả chính mình là nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp qua: Đấu Tố Địa Chủ, Thanh Trừng: Nhân văn Giai Phẩm,... Tất cả từ mùa Thu 1945 như nhà thơ Dương Thanh Phong viết trong Tình Người Hỏa Ngục:
Ôi! Thê thảm mùa Thu lá rụng
Cả loài người rúng động tim gan
Vì: Từ nước Nga có cây trái độc
Mà gìa Hồ đem về vun trồng
Rắc, reo khắp chốn núi đồng
Ăn vào cứng họng, Nuốt xong tủi hờn
Thay lời kết:
Từ ấy quê hương thành địa ngục
Mặt trời chân lý ngủm trong tim
Từ ấy chúng ta thành Cộng Nô[3]
Đấu cha, giết mẹ, phản anh em, hại bạn bè, mãi quốc cầu vinh là chân lý

Nguyễn Thu Trâm
Bình Dương, ngày 23 tháng 06 năm 2010