Friday, May 6, 2011

Vàng, Quy luật Gresham và tiền Đồng

Cái gì sẽ xảy ra nếu người ta chối bỏ sử dụng đồng tiền đang được lưu hành?

Các chính phủ thường dễ bị lôi cuốn vào việc chi tiêu quá tay. Vào thời đại hôm nay, điều đó có nghĩa là những gánh nợ chồng chất và những phương thức làm giảm nhẹ gánh nặng. Nhưng cách nay vài trăm năm thì người ta tìm cách giảm giá thành việc đúc đồng tiền kim loại.

Sau mỗi vòng lưu hành, quay vòng về tay nhà nước thì đồng tiền kim loại bằng vàng và bạc được "cắt xén" đi, mỗi lần một chút - hoặc là được nấu chảy và được đúc lại với lượng quý kim giảm đi, nhỏ hơn giá trị được in trên đồng bạc. Với cách làm này thì cùng một lượng quý kim, nhà nước có thể đúc ra được nhiều đồng bạc hơn, tức là có thêm tiền cho ngân khố.

Kết quả là những đồng bạc tuy được lưu hành với cùng mệnh giá, nhưng chưa chắc là chúng có cùng giá trị. Và điều này đưa đến một hiện tượng thật ngộ nghĩnh. Khi người ta biết được có 2 loại đồng tiền "tốt" và "xấu" đang được lưu hành cùng một lúc, thì người ta có khuynh hướng tiêu xài đồng tiền xấu và cất giữ đồng tiền tốt đi. Chẳng bao lâu sau thì những đồng tiền tốt đều biến mất, chỉ còn lại những đồng tiền xấu được lưu hành.

Hiện tượng này được gọi là quy luật Gresham, lấy từ tên của Sir Thomas Gresham, là chuyên gia tài chánh vào thế kỷ 16. Nói một cách đơn giản theo quy luật Gresham thì "đồng tiền xấu nuốt chửng đồng tiền tốt", và điều này không còn gì gọi là mới mẻ nữa. Ngày nay Quy luật Gresham vẫn còn đó và vẫn đang hiện diện tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Việt Nam là một trường hợp kinh điển. Nền kinh tế Việt Nam hôm nay sử dụng 3 loại tiền tệ. Đồng tiền lưu hành chính thức là tiền Đồng. Ngoài ra còn có tiền Đô la Mỹ, là loại tiền tệ được người dân tin tưởng hơn. Và kế đến là Vàng.
Vàng thật sự là một vấn đề lớn ở Việt Nam. Tính trung bình theo tỷ lệ lợi tức đầu người, thì người Việt Nam sử dụng đồng tiền kiếm được để mua vàng, nhiều hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Tổng khối lượng vàng mà họ mua vào, chiếm 3.1% GDP của năm ngoái, trong khi đó, nếu so sánh với Ấn Độ thì con số đó là 2.5% và Trung Quốc thì chưa đến 0.4% GDP.

Theo ông Huỳnh Trung Khánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh Vàng Việt Nam, thì Việt Nam hiện có khoảng 500 tấn vàng (có giá trị khoảng 24 tỷ đô la) được lưu thông, hoặc cất giữ trong dân chúng. Vàng được giấu dưới gầm giường, được chôn sau vườn. Người ta không chỉ mua vàng để thủ, mà còn sử dụng làm phương tiện trao đổi. Đó là lý do tại sao trong việc mua bán hằng ngày, vàng còn là một loại tiền tệ.

Ở Việt Nam, bạn có thể đem vàng vào ngân hàng ký thác để kiếm lời. Người ta ra giá nhà bằng vàng và trả tiền mua nhà bằng những lượng vàng (tương đương 1.2 lượng vàng tây). Điềy này lý giải được tại vì Việt Nam là một quốc gia sử dụng lượng tiền giấy to lớn. Một căn nhà có giá 4 tỷ đồng, là cả một lượng tiền giấy to lớn phải đếm, kiểm tra.

Trong khi người dân yêu thích vàng như vậy thì ngân hàng nhà nước lại trái ngược. Trong những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra nhiều nghị định và thông tư, dù có chủ tâm hay vô tình, đã xâm hại đến vai trò của vàng trong hệ thống tiền tệ:

* Tháng 6 năm 2008: Cấm nhập vàng (mặc dầu vàng nhập lậu vẫn tiếp diễn);

* Tháng 3 năm 2010: Ngưng trao đổi, giao dịch vàng trên sàn chứng khoán;
* Tháng 10 năm 2010: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) ra Thông Tư số 22, quy định về huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng.
* Tháng 5 năm 2011: NHNNVN ra quy định cấm các hình thức giao dịch, cho vay bằng vàng miếng.

Quy định mới nhất có mục đích chấm dứt các giao dịch của ngân hàng, trả lãi bằng vàng (có lẽ nhà nước hy vọng rằng người dân sẽ thay thế việc sử dụng vàng trong giao dịch bằng tiền giấy). Cho đến thời điểm này, các ngân hàng thi nhau ra các loại lãi xuất cho loại sổ tiết kiệm ký gởi bằng vàng. Tiền vàng này lại được tiếp tục xoay vòng bằng cách cho vay mượn thông qua các khoản vay tiền đồng, và đem tiền đi mua vàng từ các ngân hàng nước ngoài.

Đây là hình thức hoạt động kinh doanh rất có lãi của các ngân hàng bởi vì lãi xuất trong nước khá cao, đủ để chi trả các khoản và tiền lãi cho người ký gởi. Đây là một hình thức buôn tiền, vay mượn vàng (từ người ký thác) với giá rẻ rồi cho vay lại với giá cao hơn.

Tuy nhiên, kể từ ngày 1 tháng 5, các ngân hàng sẽ bị cấm giao dịch bằng vàng. Và từ tháng 5 năm 2013, các ngân hàng sẽ phải chấm dứt việc trả lãi bằng vàng đối với các tài khoản ký thác bằng vàng.

Động thái này có thể gây ra nhiều tranh cãi. Như vậy bạn có thể hình dung rằng, với nguồn cho vay bị chận, thì sẽ không còn tiền bạc trong đó nữa. Lãi xuất trần cho vàng rớt thê thảm.


Vậy thì tại sao phải thay đổi luật xoành xoạch như vậy? Bởi vì, nhà nước nhận ra rằng vàng là "tác nhân gây rối" - làm cho nền kinh tế vốn dĩ đã rối rắm, càng trở nên rối rắm hơn.

Chúng ta hãy nhìn vào các vấn đề gây khó khăn cho Việt Nam:

1/. Thâm thủng ngân sách cao và trên đà gia tăng - Thâm thủng ngân sách năm 2010 vào khoảng 12% trên GDP. Tệ hơn nữa là con số này lên cao hơn trong 4 tháng đầu năm nay.

2/. Lạm phát gia tăng - những con số mới nhất do Tổng cục Thống kê VN đưa ra cho thấy chỉ số lạm phát hàng tiêu dùng CPI tăng một cách phi mã đến lên đến 17.5%, mặc dù đã có chính sách thắt chặt tiền tệ.

3/. Giá trị tiền đồng tụt giảm - Tiền Đồng đã bị phá giá 6 lần kể từ tháng 6 năm 2008. Lần mới đây nhất là vào hôm 11 tháng 2 năm nay, khi nó rớt giá 8.5%.

Nghe rất quen thuộc thì phải? Cách mà NHNNVN nhìn thấy là, việc người dân đổ xô đi mua vàng đã khiến cho tình hình càng tồi tệ hơn. Nhập khẩu vàng càng làm cho vấn đề thâm thủng ngân sách trở nên tệ hại hơn (Việt Nam không khai thác được vàng). Do đó, việc mua vàng càng làm cho tiền Đồng suy yếu hơn, khiến lạm phát gia tăng phi mã. Việc sở hữu vàng (và kể cả tiền Đô) làm xói mòn chính sách tiền tệ của NHNNVN, bởi vì lãi xuất đưa ra chỉ áp dụng cho tiền Đồng.

Nhưng chúng ta cũng không thể đổ lỗi cho người dân Việt Nam về việc mua bán và trữ vàng, nhất là khi mà tiền Đồng bị mất giá đến 17.5%. Theo cách này, thì việc sở hữu vàng là một hệ quả tất yếu của tình hình kinh tế. Cách duy nhất mà NHNNVN có thể làm để người dân thấy được cái lợi trong việc giữ tiền Đồng là phải nâng lãi xuất lên cao hơn mức lạm phát, và như vậy thì người dân mới thấy có lợi. Nhưng như vậy thì lãi xuất phải tối thiểu là 20%. Việc làm này sẽ đánh mạnh vào nền kinh tế, có thể làm cho tiền Đồng lên giá, nhưng đồng thời cũng sẽ khiến cho thâm thủng ngân sách trở nên tệ hại hơn.

Một mặt không thể làm cho người dân thấy được cái lợi trong việc giữ tiền Đồng, mặt khác nhà nước gây phương hại đến chức năng tiền tệ của vàng. Chắc chắn là không được. Người ta chỉ thích ôm giữ vàng bởi vì tiền Đồng không làm tròn chức năng tiền tệ của nó. Giá trị của nó quả là tệ hại.

Đó là lý do tại sao người Việt vẫn tiếp tục ôm giữ tiền "tốt" (Vàng), trong khi đưa đẩy tiền xấu lòng vòng. Quy luật Gresham đã tiên đoán như vậy rồi.

Việt Nam cứ lẩn quẩn với cái vòng lạm phát - rồi phá giá đồng tiền. Người dân bình thường không thể tin vào giá trị của tiền giấy có thể làm gì khá hơn được. Điều này làm giảm giá đồng bạc so với các loại tiền tệ khác. Giá trị của nó cũng bị giảm so với hàng hóa và dịch vụ, có nghĩa là giá cả gia tăng. Tất cả mọi thứ làm cho tiền Đồng không được ưa chuộng,...

Cái vòng lẩn quẩn quái ác này có khi nào lại xảy ra với đồng Đô Mỹ, đồng Pound Anh hay đồng Eurô không? Rất có thể đang xảy ra. Giá vàng và bạc đã tăng nhanh trong thập niên qua đối với tất cả các tiền tệ vừa kể, và đặc biệt là đối với đồng Đô trong năm nay 2011. Điều này cho chúng ta biết rằng cũng có nhiều người Tây phương, cũng như người Việt, rất sẵn lòng muốn đổi tiền giấy để lấy quý kim.

Nếu đồng Đô và những người anh em họ bạc giấy khác tiếp tục suy yếu, thì người ta lại thích dồn tiền tiết kiệm vào "đồng tiền tốt", như hai quý kim vàng và bạc. Rõ ràng đó là Quy Luật Gresham.

Ben Traynor

(Nguồn: Daily Reckoning Australia)

Lê Minh phỏng dịch



Gold, Gresham’s Law & the Dong

By Ben Traynor

05/03/11 What happens when people actively shun their official currency…?

Governments are often tempted to live beyond their means. Today, that means national debts and quantitative easing. But a few hundred years ago, it meant debasing coinage.

Silver and gold coins would be ‘clipped’ – with a tiny quantity of their metal shaved off the edge every time they passed through government hands – or they would be minted with a lower precious metal content than their face value stated. This would enable the monetary authorities to produce more coins for the same amount of bullion, increasing the government’s spending power in the marketplace.

The net result was that coins with identical face values did not necessarily hold the same commodity value. And this often led to a rather interesting phenomenon. When people knew there were both ‘good’ and ‘bad’ coins floating around, they tended to spend the bad and hang onto the good. Before long, all the good money disappeared into hoards. The only money in circulation was bad money.

This is known as Gresham’s Law, named after the sixteenth century financier Sir Thomas Gresham. In its most simple form, Gresham’s Law is often stated as “bad money drives out good money”, and it’s no mere historical curiosity. Gresham’s Law is alive and kicking today in many countries all around the world.

Vietnam provides a textbook example. Vietnam’s economy uses three different forms of money today. There is the official currency, the Vietnamese Dong. There is also the US Dollar, which Vietnamese people tend to trust a bit more. And then, there is gold.
Gold is a big deal in Vietnam. The average Vietnamese spends more of each unit of income on gold than anyone else on Earth. Total gold buying amounted to 3.1% of GDP last year. (By comparison, private gold purchases amounted to 2.5% of India’s GDP, while China’s were a mere 0.4%.)

All told, an estimated 500 tonnes of gold – over $24 billion worth – is hoarded away in Vietnam, reckons Huynh Trung Khanh, deputy chairman of the Vietnam Gold Business Council. It’s hidden in mattresses and buried in the garden. But gold is not just a store of value in Vietnam. It is also used as a medium of exchange. Which is why, in the day-to-day sense, it also functions as money.

In Vietnam you can put gold in a bank and earn interest. People quote house prices in gold, and pay for them with tael gold bars – each bar weighing approximately 1.2 troy ounces. This makes sense when you consider that Vietnam is a largely cash society. A single property can cost up to 4 billion Vietnamese Dong. That’s a lot of paper to count and check.

But if the Vietnamese love their gold, the same cannot be said of the country’s central bank. In recent years the State Bank of Vietnam (SBV) has issued several Decrees and Circulars whose combined effect – whether by accident or design – has been to undermine gold’s official monetary role:

•June 2008 – Gold imports banned (though smuggling continues);

•March 2010 – All gold trading floors closed;

•October 2010 – SBV issues Circular 22, banning banks from dealing with manufacturers and traders of gold bars;

•May 2011 – SBV bans all gold lending activity.

The latest Decree is an attempt to end the practice of banks paying interest on gold (presumably in the hope that people will substitute their gold for paper). Up to now, banks have offered interest on physical gold deposits. They sell the metal on, lend the proceeds as Dong loans and buy an equivalent amount of gold forward from an international bullion bank.

This has been a profitable activity for the banks because domestic interest rates have tended to be high enough to cover both the forward rate and the rate they were paying the depositor. Essentially it was a carry trade; borrow gold (from depositors) cheaply, lend at a higher rate.

As of May 1, however, banks will be forbidden to undertake any gold lending activities. And from May 2013 they will have to stop paying interest on gold deposits.

This latter measure may largely be moot by then. As you might expect, with the lending channel blocked, there’s no money in it anymore. Gold deposit rates have already fallen sharply.

So why all the rule changes? Well, the authorities see gold as a “bad influence” – a destabilizing factor in an already messy economic picture.

Consider the following problems afflicting Vietnam:

1) A Large and Growing Trade Deficit – The trade deficit in 2010 was around 12% of GDP. Even worse, it grew wider in the first four months of the year.

2) Rising Inflation – Latest figures from Vietnam’s General Statistics Office show CPI inflation at a whopping 17.5%, despite a supposedly tight monetary policy.

3) A Falling Currency – The Dong has been devalued six times since June 2008. Most recently was February 11 this year, when it fell 8.5%.

Sound at all familiar? The way the central bank sees it, the propensity of the Vietnamese to buy gold also makes these problems worse. Gold imports exacerbate the trade deficit (it has no domestic mine output). Buying gold thus weakens the Dong, which puts upward pressure on inflation. Gold (and indeed Dollar) ownership also undermines the SBV’s monetary policy, since its interest rates only apply to the Dong.

But you can hardly blame the Vietnamese people for buying and hoarding gold. Not when you remember that Viet inflation is running at 17.5%. In this regard, gold ownership is a direct consequence of economic conditions. The only way the SBV could provide Vietnamese with an incentive to save in Dong would be to raise the nominal interest higher than inflation, and thus provide a decent real rate of return. But this would mean rates of around 20% at least. Not only would this hit the domestic economy hard, it would almost certainly cause the Dong to appreciate, which would make the trade deficit even worse.

Unable, therefore, to directly incentivize people to hold paper money, the authorities have resorted instead to marginally disrupting gold’s monetary function. But this won’t work. People will still prefer to hold gold because the Dong is failing to fulfill one of the core functions of money. It is a terrible store of value.

That is why the Vietnamese continue to hoard “good” money (gold) while passing the bad stuff around. Just as Gresham’s Law predicts.

Vietnam is stuck in an inflation-devaluation cycle. Ordinary people do not trust its paper currency, and sell it for something better. This reduces its value against other currencies. It also reduces its value against goods and services, which takes the form of rising consumer prices. All of which serves to make the Dong even less popular…

Could this vicious cycle ever strike the US Dollar, British Pound, or the Euro? Maybe it’s already begun. Gold and silver prices have risen strongly over the last decade in all those currencies, and especially versus the Dollar so far in 2011. This tells us that many Westerners – just like the Vietnamese – are keen to swap their paper for metal.

If the Dollar and its paper cousins continue to leak value, savers will increasingly prefer “good money” like gold and silver. After all, it’s Gresham’s Law.

Regards,

Ben Traynor,

for The Daily Reckoning