Saturday, June 19, 2010
TÀU CAO TỐC QUÊ EM
Tôi thường nói trêu, Khi bế bồng Tuna bé bỏng (7 tháng tuổi)/
Rằng Lớn lên Con sẽ được bán hàng Lạc rang hay trà đá Hoặc đánh giày .. gì .. gì .. đó ở bến tàu cao tốc Việt Nam ! Với một cái thúng
(hay còn gọi là “buôn thúng”) Với một cái mẹt (hay còn gọi là “bán mẹt”)
Hoặc một hộp gỗ Để đựng xi và bàn chải đánh giày Nếu khi ấy Vẫn còn gỗ ở trên rừng CHO CON !
Ơi ơ.ơ.ơ.i .i.i !
Trà đá đây,
Lạc rang đây,
Ai bẩn giầy
Thì xin mời
Có cháu
Đến ngay !
Ôi !
Những đứa trẻ quê tôi
Tóc nhuộm nắng
Hoe vàng !
Bụng trướng lên
Vì giun sán
Mặt mũi ngốc nghếch
Ánh nhìn ngơ ngác
Áo quần lấm lem
Bùn đất
Bụi đời
MƯU SINH !
Chúng mày hãy cút ngay,
Hãy biến đi
Cuốn xéo cho khuất mắt tao !
Ảo ảnh vàng son
Đến đỉnh cao trào
Mà chúng mày
Lại hiện ra
Phá bĩnh
VẬY SAO ?
Lũ trẻ con nghèo nàn xấu xí kia,
Chúng mày ở đâu ra mà lắm thế ?
Tao cứ tưởng Đảng và Bác Hồ
Đã làm cho chúng mày
Sướng thành tiên cả
Rồi mà ?
Ồ !
Hóa ra là tao mơ sao ?
Xin lỗi nha !
Nhưng Bộ Chính Trị đã quyết mất rồi
56 tỉ đô đó nhá
Chúng mày đành phải trả nợ
THÔI !
Thôi thì
Thì thôi ! ? ! ?
Chúng mày hãy cố
Bằng mọi cách
Và bất chấp mọi thủ đoạn
mà
Lớn lên cho thật nhanh
Giữa cuộc đời đầy bụi Đỏ
HÔI TANH !
Để được lăn lộn
Quăng quật
Tím tái mặt mày
Tối tăm mặt mũi
Hoặc cần thiết
Thì nằm ngửa ra
Mà kiếm tiền
Trả nợ cho tao.
À không,
Mà chính xác
Là cho
“Con tàu cao tốc của tao”
Đã trót làm
Nhân danh
Chúng mày
Rồi đấy.
Này anh hỡi (Nguyễn Tấn Dũng) !
Con đường anh đi đó
Con đường anh theo đó
Đúng hay sao ?
Vui tiêu tiền
Có làm anh tiếc
Có làm anh xót
Nước dân mình còn nghèo.
Này anh hỡi !
Con tàu anh mơ đó
Con tàu anh say đó
Sẽ đưa anh sang đâu ?
Nơi thiên đường
Chắc gì anh đến,
Chắc gì anh biết
Xót đau phận bèo trôi !
Xót đau phận nghèo tôi !
Lê thị Công Nhân,
Hà nội, 17.06.2010
Xin nhạc sĩ Vũ Thành An thứ tha vì đã không liên lạc để xin phép sử dụng lời trong một bài hát nổi tiếng của ông.
Kính tặng các Nghị sĩ Quốc hội Việt Nam đang dự kỳ họp tháng 6 năm 2010.
Riêng tặng cháu Tuna Lê thị Tường Minh bé bỏng (sinh ngày 07.11.2009), trêu chọc cháu là niềm cảm hứng để dì viết bài thơ này.