Sài Gòn, Việt Nam – Nói đến Việt Nam và đa số người ta tưởng tượng đến cảnh máy bay trực thăng Hoa Kỳ đang tàn sát Việt Cộng khắp đồng bằng châu thổ Cửu long. Cuộc chiến tranh đó chấm dứt năm 1975 khi quân đội miền Bắc của ông Hồ Chí Minh tiến vào Sài Gòn trong chiến thắng. Máy bay trực thăng của Hoa Kỳ giờ vẫn còn ở Viện Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, cùng với một tập hình ảnh chiến tranh đầy ám ảnh. Một cách buồn thảm, vẫn còn đây, là một nhà nước cộng sản trước đây đã từng tuyên bố rằng họ sẽ giải phóng cái đất nước với 82 triệu người dân này.
Đã hơn 35 năm kể từ ngày người cộng sản hứa hẹn với đất nước và Việt Nam vẫn đang bị cai trị bởi một chính thể chính trị độc đảng. Chỉ trích nhà nước bị cấm đoán và bất kỳ một tổ chức xã hội dân sự nào cũng đều phải hoạt động trong khuôn khổ của cấu trúc nhà nước. Báo chí đăng tin tức chính trị xảy ra ở Thái Lan hay Úc Đại Lợi nhiều hơn những gì xảy ra trong chính trường Việt Nam. Công đoàn không được hoạt động tự do, và bất cứ ai kêu gọi nhân quyền hay dân chủ có cơ nguy bị bắt ngay lập tức -- thường là dưới tội danh “xâm phạm an ninh quốc gia.” Hằng trăm người bất đồng chính kiến về tôn giáo và chính trị đang bị giam tù, và có bằng chứng họ bị tra tấn trong lúc bị giam giữ.
Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị tu sĩ Phật giáo 81 tuổi, là một trong những người bất đồng chính kiến này. Chuyện đời ông là một sự đấu tranh bất bạo động không ngừng nghỉ cho dân chủ và tự do cho Việt Nam – và cũng là câu chuyện nhẫn nại với lòng kiên nhẫn vô biên đối với sự đáp ứng mang tính trấn áp và gay gắt mãnh liệt từ phía nhà nước dành cho lời kêu gọi dân chủ và nhân quyền của ông.
Tù nhân Thích Quảng Độ. Ông đã trải qua 28 năm trong tù – lâu hơn cả ông Nelson Mandela bị tù bởi chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Có hơn chục lần ông đã bị đánh đập, tra tấn, và bị biệt giam.
Hòa thượng Thích Quảng Độ hiện là tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một tổ chức tôn giáo bị nhà nước cộng sản cấm hoạt động. Ông là một biểu tượng hợp nhất của phong trào đấu tranh đòi hỏi dân chủ đang âm ỉ bên dưới bề mặt trấn áp của chế độ độc tài Việt Nam. Tu sĩ Thích Quảng Độ trở nên một trong những người bảo vệ nhân quyền và dân chủ lên tiếng mạnh mẽ nhất khi ông thách đố nhà nước hãy thông qua thỉnh cầu chính trị để tiếp cận nhằm đối thoại để cải cách dân chủ và nhân quyền.
Tôi gặp tu sĩ Thích Quảng Độ ở thiền viện nơi ông bị quản thúc bởi nhà nước. Tôi đến đây để thu băng lời chứng nhận của ông cho một hội nghị nhân quyền mà ông không được phép rời Việt Nam để đi tham dự.
Chuyện đời riêng của ông là một nỗi ám ảnh không rời.
Ở tuổi 17, tu sĩ Thích Quảng Độ chứng kiến thầy trụ trì chùa Linh Quang, là thiền viện đầu tiên của ông Quảng Độ, bị bộ đội ông Hồ bắt. Một tấm bảng với chữ “phản bội” treo trên cổ vị thầy của ông ta, và ba viên đạn bắn trong cự ly ngắn vào thái dương của thầy trụ trì chùa Linh Quang. Tu sĩ Thích Quảng Độ nói với tôi đó là lúc mà ông nhận thức là sự độc tài sẽ phải chấm dứt một ngày nào đó. “Họ giết người, ly tán gia đình người ta, hạn chế tự do, và trừng phạt sự thương yêu… Hành động tàn ác,” ông nói, “không thể kéo dài như một hệ thống chính trị. Con người ta không chấp nhận cái ác và hành động dã man.” Bất cứ lý do cao cả nào mà nhà nước cộng sản giả vở như đang nhắm tới để phục vụ nhân dân, tu sĩ Quảng Độ thề là ông sẽ không bao giờ chấp nhận bạo động, thù hận và kỳ thị. Ông hiến dâng cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh chống sự bất khoan dung. “Bất cứ điều gì phục vụ con người sẽ có khả năng tồn tại,” ông giải thích. “Đó là lý do tại sao Phật giáo Việt Nam đã tồn tại trong hai thập kỷ ở đây. Và đó là lý do tại sao sự độc tài sẽ có một ngày phải chấm dứt.”
Ông Thích Quảng Độ đã phải trả một giá rất đắt cho hoạt động của mình. Ông đã trải qua 28 năm trong tù – lâu hơn cả ông Nelson Mandela bị tù bởi chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Có hơn chục lần ông đã bị đánh đập, tra tấn, và bị biệt giam. Hiện tại, nhà nước cộng sản cho rằng ông đã được thả tự do, nhưng ông so sánh việc quản chế ông hiện nay như là một con cá vàng trong chén – tôi có thể đi vòng vòng trong cái ô nhỏ bé của tôi – nhưng cẩn thận nếu tôi có ý - dù chỉ nhảy lên để biết cái mùi vị tự do bên ngoài!”
Lòng cam kết với sự thật trước sau như một của ông Quảng Độ cũng là một lý do thế giới biết đến hơn một triệu người Việt Nam đã bị gởi vào trại tù gulags, hay còn gọi là “trại cải tạo,” mà không có một tiến trình bắt giữ và xử án thích đáng. Sự phản đối của ông và những lời tuyên bố công khai đã một lần đưa ông đi lưu vong ngay chính trên quê hương của ông ở một ngôi chùa lạnh cóng người ở Bắc Việt. Nhà nước cộng sản Việt Nam cưỡng bức người mẹ gìa 84 tuổi cùng sống với ông Quảng Độ. Bà chết với cái chết kinh hoàng vì đói và lạnh trong năm 1985. Ông Quảng Độ cảm nhận sự trách nhiệm trước sự đau khổ của mẹ mình. Ông thực sự đã mất hết từng thành viên trong gia đình vì nhà nước - tất cả chỉ vì họ từ chối bỏ niềm tin tôn giáo vào đạo Phật.
Trong một bản tin mật được chuyển kín ra khỏi Việt Nam, đây là những gì ông nói:
“Nhân quyền có nghĩa là quyền của mọi người được sống tự do và được tôn trọng trong xã hội. Nhưng ở Việt Nam ngày nay chúng tôi không có tự do. Chúng tôi là những tù nhân trong chính đất nước chúng tôi, chính trong ngôi chùa và chính trong nhà của chúng tôi – chúng tôi là tù nhân của một chế độ cho mình cái quyền cho ai được nói và ai phải im miệng, ai có quyền tự do và ai phải đi tù. Chúng tôi là những tù nhân của một chế độ, mà đã 35 năm sau ngày cuộc Chiến tranh Việt Nam chấm dứt, vẫn tiếp tục tiến hành một cuộc chiến chống lại chính người dân của họ và tước đoạt những nhân quyền căn bản của họ. Không có tự do và sự đa nguyên, chúng ta không thể chống nghèo đói và bất công, và cũng không thể có một sự phát triển và tiến bộ thật sự cho chính người dân chúng tôi. Không có tự do và sự đa nguyên, chúng ta không thể bảo đảm cho nhân quyền, vì nhân quyền không thể được bảo đảm nếu không có những cơ chế dân chủ và chế độ pháp quyền để bảo vệ cho nó.”
Trong qúa khứ, đã có một số vị khách quốc tế như vị dân biểu Hoa Kỳ, tiểu bang California bà Loretta Sanchez đã bị bắt sau khi vào thiền viện này. Năm 2006, ông Thích Quảng Độ được trao giải thưởng Thorolf Rafto, là một giải thưởng của Na Uy vinh danh những người hoạt động đấu tranh cho nhân quyền và thường được trao cho những người sẽ được giải Nobel Hòa Bình trong tương lai (chẳng hạn như bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện, ông José Ramos-Horta của Đông Timor, Shirin Ebadi của Iran, và ông Kim-Dae-jung của Nam Hàn). Ông giám đốc của tổ chức này cũng đã từng bị bắt sau khi ông đến thiền viện này để trao giải thưởng tận tay cho ông Quảng Độ.
Trong trường hợp của tôi, chuyện bắt giữ xay ra khi tôi rời thiền viện. Công an chìm đứng canh phía bên kia đường đối diện với thiền viện đưa tôi đến đồn công an địa phương. Cuối cùng tôi cũng được thả - sau một giờ tra xét lý do nào đưa tôi đến thiền viện. Một cách may mắn, sự sao lãng này lại là một cơ may cho phép người bạn đồng nghiệp của tôi, một người quay phim (2), thoát được bằng cách đi ra bằng cửa hông của thiền viện.
© DCVOnline
Trang trí 8406Vic